Cách trị tuyến trùng bằng biện pháp sinh học an toàn

Tuyến trùng rễ là một bệnh rất phổ biến trên cây trồng, gây ra các vết thắt hoặc lỗ hổng trên rễ, các đầu rễ bị thương, phân nhánh nhiều,… Đây là các triệu chứng ban đầu của cây khi bị tuyến trùng tấn công. 

Bài viết hôm nay của tôi nhằm cung cấp các thông tin về Đặc điểm của tuyến trùng? Một số loại cây trồng thường mắc bệnh tuyến trùng rễ? Các biện pháp xử lý cây bị tuyến trùng. Để giúp bà con có thêm các kiến thức chung về tuyến trùng gây hại cây trồng và có các biện pháp xử lý tuyến trùng mang hiệu quả cao cho khu vườn nhà mình. 

Tuyến trùng là gì? Làm thế nào để xử lý cây bị tuyến trùng hiệu quả?

Đặc điểm của tuyến trùng

Tuyến trùng rễ là gì?

Tuyến trùng là tên của một loài động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn (Nematodes). Các loài tuyến trùng có kích thước rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì vậy, bà con cần sử dụng kính hiểu vi để nhìn thấy chúng. 

Tuyến trùng có rất nhiều loài và sống được ở nhiều kiểu môi trường khác nhau. Đồng thời, chúng cũng có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Vì vì, khi cây trồng bị mắc bệnh tuyến trùng rễ sẽ rất khó để xử lý. 

Trong nông nghiệp, tuyến trùng được chia ra làm 2 loại chính: Tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại (nhóm ký sinh thực vật): 

  • Tuyến trùng có lợi: Là những loài tuyến trùng có khả năng ký sinh các loại côn trùng gây hại như: Sâu đục râu ngô, cào cào, dế nhũi, muỗi, sâu đất, sâu ăn tạp, mọt… bằng cách tiêm vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể của chúng vào cơ thể vật chủ,  giúp tiêu diệt vật chủ nhanh chóng. Ngoài ra, một số loài trong nhóm này còn giúp ức chế vi sinh và hỗ trợ phân giải. 
  • Tuyến trùng có hại: Là nhóm chuyên ký sinh trên thực vật. Chúng gây hại bằng cách chích hút dinh dưỡng hoặc bơm độc tố vào rễ khiến mạch dẫn bị tắc nghẽn, phình to, cây sinh trưởng kém.  Ngoài gây hại cho rễ, một số loài khác trong nhóm có hại cũng tấn công thân, tán lá và kể cả hoa của cây trồng. 

Đặc điểm hình thái của tuyến trùng

Đặc điểm hình thái của tuyến trùng
Đặc điểm hình thái của tuyến trùng

Kích thước của tuyến trùng rất nhỏ, khoảng từ 0,5 – 2mm nên mắt thường rất khó nhìn thấy được. 

Nơi sống chủ yếu của tuyến trùng là ở mô tế bào của rễ cây. Tuyến trùng gây hại cây trồng bằng nhiều phương thức như: Chích hút, bơm các loại độc tố vào rễ khiến cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u sần, làm các mạch dẫn truyền dinh dưỡng bị tắc nghẽn hoặc làm cho rễ bị hoại tử, thối nhũng. 

Từ đó, làm cho rễ bị tắc nghẽn, không hút được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến là bị vàng, rụng sớm và chết dần đi. 

Sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tuyến trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Độ ẩm đất, pH, lượng oxy trong đất hay số lượng rễ cây,… Ở những vùng đất khô, có độ pH thấp hoặc số lượng rễ cây phát triển mạnh thì mật độ tuyến trùng sẽ nhiều hơn so với những vùng có độ ẩm cao. 

Hình thức ký sinh của tuyến trùng trên rễ thực vật

 Tuyến trùng có 3 hình thức ký sinh trên rễ thực vật, đó là: Nội ký sinh, bán nội ký sinh và ngoại ký sinh 

  • Nội ký sinh: Là hình thức tuyến trùng chui vào trong rễ, chích hút các tế bào bên trong rễ làm cho tế bào trưởng phình, tạo thành những nốt sần sùi trên rễ. Từ đó, người ta còn gọi nhóm này bằng một cái tên khác là tuyến trùng nốt sần. 
  • Ngoại ký sinh: Là nhóm tuyến trùng sống ở môi trường đất và nước, khi cần thiết chúng sẽ dùng kim chích hút rễ để lấy dinh dưỡng nhưng không chui vào bên trong rễ cây. Nhóm tuyến trùng này làm cho rễ cây bị thối và hoại tử nên cò được gọi là tuyến trùng gây thối nhũng. 
  • Bán nội ký sinh (nửa trong nửa ngoài): Đối với hình thức này bà con có thể hiểu là một nửa cơ thể tuyến trùng di chuyển vào bên trong rễ vây và một phần ở bên ngoài môi trường (ngoài rễ cây) nó gây hại và tạo ra những nốt sần trên rễ cây. 

Dấu hiệu nhận biết tuyến trùng rễ

Tuyến trùng tấn công bộ rễ làm ảnh hưởng đến khả năng hút nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây phát triển còi cọc, lá vàng, rụng sớm và chết dần. 

Tuy chúng không làm cây chết ngay sau khi mới vừa tấn công nhưng sẽ khiến cây phát triển kém hoặc dừng phát triển. Ngoài ra, nếu mật độ tuyến trùng gây hại cây trồng phân bố không tập trung, các triệu chứng ban đầu trên cây cũng sẽ biểu hiện không đồng đều trên khắp cả vườn khiến bà con rất khó phát hiện. 

Đồng thời, khi tuyến trùng tấn công rễ sẽ gây ra những vết xước, hở trên bề mặt rễ cây, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác như nấm, khuẩn xâm nhập và gây hại cho cây trồng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.